Viêm phổi ở người già là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi. Nếu chẩn đoán sai có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Cùng Nhân Ái tìm hiểu kiến thức về Viêm phổi để có thể bảo vệ người thân của mình một cách tốt nhất nhé!
Viêm phổi ở người già là gì?
Viêm phổi ở người già là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi và ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ, tiểu phế quản) xảy ra ở đối tượng trên 70 tuổi. Bệnh lý này bắt nguồn từ sự tấn công vào đường hô hấp của các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm, khí độc, dị vật, hóa chất….
Bệnh gây ra tình trạng tích mủ hoặc dịch nhầy ở các phế nang, làm thúc đẩy sự tiết dịch ở đường hô hấp trên, thậm chí có thể gây viêm toàn bộ mô phổi. Bệnh viêm phổi ở người già có thể xảy ra ở một hoặc vài vùng (như viêm phổi thùy hoặc viêm phổi đa thùy).
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tiên lượng bệnh viêm phổi ở người già tương đối khả quan. Ngược lại, chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, suy hô hấp, nhiễm trùng máu…. Nguy cơ bị viêm phổi ở người cao tuổi có xu hướng gia tăng trong giai đoạn giao mùa.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở người già
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở người cao tuổi có thể kể đến như: sự xâm nhập của các loại vi sinh vật (vi nấm, virut, vi khuẩn), việc tiếp xúc với khói bụi (bao gồm khói bếp, khói thuốc lá hoặc thuốc lào, bụi từ môi trường), ít vận động thể chất,..là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở người già.
Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ khiến người cao tuổi dễ khởi phát bệnh viêm phổi, đó là:
- Hệ miễn dịch suy yếu do tuổi tác:
- Bệnh nền:
- Chứng khó nuốt:
- Thường xuyên lưu trú tại bệnh viện:
Triệu chứng bệnh viêm phổi ở người già
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm phổi ở người già:
- Ho kèm theo khan cổ họng, đờm (màu vàng hoặc xanh).
- Tức ngực, khó thở (nghiêm trọng hơn mỗi khi ho).
- Rối loạn nhịp tim.
- Sốt, mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi, run rẩy.
Người già bị viêm phổi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phổi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người cao tuổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường phát triển âm thầm. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, bệnh chỉ được phát hiện khi đã tình trạng đã nghiêm trọng hoặc vô tình phát hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Vi khuẩn viêm phổi có thể lây nhiễm vào máu sang các cơ quan khác, dẫn đến nguy cơ suy nội tạng.
- Xẹp thùy phổi do đờm gây tắc phế quản.
- Áp xe phổi.
- Nhiễm trùng khoang màng phổi.
Ngoài ra, khi tình trạng viêm phổi không được điều trị dứt điểm, người cao tuổi có thể gặp thêm biến chứng viêm màng tim với nguy cơ tử vong cao.
Chẩn đoán viêm phổi người già
Để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng viêm phổi ở người già, người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám lâm sàng trực tiếp với bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng.
Thăm khám lâm sàng: Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác và đánh giá các vấn đề như:
- Tiền sử mắc bệnh.
- Quá trình sử dụng thuốc (đang dùng các loại thuốc nào, thời gian bao lâu).
- Tần suất và cường độ của các triệu chứng (ho, sốt, khó thở…).
- Đánh giá toàn trạng của người bệnh.
- Đánh giá hô hấp thông qua: độ bão hòa oxy máu, nhịp thở, nghe thông khí tại phổi.
Để có đủ cơ sở chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu:
- Xét nghiệm cấy đờm:
- Chụp X quang ngực:
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT):
- Nội soi phế quản:
Phác đồ điều trị viêm phổi ở người già
Phác đồ điều trị viêm phổi người già cần đảm bảo tối ưu hai mục đích: điều trị nhiễm trùng và ngăn chặn biến chứng. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người cao tuổi điều trị bệnh viêm phổi tại nhà hoặc nhập viện, cụ thể:
- Điều trị bệnh tại nhà: Bệnh ở giai đoạn sớm, chưa gây ra triệu chứng nặng nề và thể trạng người bệnh được đánh giá ổn định, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định điều trị tại nhà. Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bằng thuốc, tái khám đúng lịch hẹn và sớm đến bệnh viện nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm.
- Nhập viện điều trị: Khi bệnh viêm phổi trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần nhập viện để điều trị càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được hỗ trợ hô hấp bằng các phương pháp như: liệu pháp oxy, tập phục hồi chức năng hô hấp… kết hợp với phác đồ điều trị bằng thuốc dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.
Viêm phổi ở người già uống thuốc gì?
Tùy vào thể trạng, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc điều trị viêm phổi ở người già phù hợp. Bao gồm:
- Thuốc kháng sinh:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt:
- Thuốc tiêu đờm:
Cách phòng ngừa viêm phổi ở người già
Bệnh viêm phổi ở người già có thể được phòng ngừa bằng cách:
- Giữ môi trường sống luôn thông thoáng, sạch sẽ, ít khói bụi,
- Hạn chế tập trung ở nơi đông người để tránh bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
- Đảm bảo việc vệ sinh răng, miệng mỗi ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là ngay sau khi từ bên ngoài về nhà, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
- Rèn luyện thể chất điều độ để nâng cao sức đề kháng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm các vấn đề như uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế thức ăn đóng hộp và món ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường….
- Kiểm soát cân nặng luôn ở mức hợp lý.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế uy tín.
- Không hút thuốc lá, không uống bia, rượu.
- Tiêm phòng vaccine phế cầu khuẩn và vaccine phòng cúm.
Cách chăm sóc người cao tuổi mắc viêm phổi tại nhà
- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bằng thuốc: Người bệnh cần đảm bảo uống thuốc chỉ định từ bác sĩ.
- Tăng cường uống bù nước: Người bệnh có thể bổ sung thêm nước cho cơ thể bằng cách uống nước ép, sinh tố và ăn các món lỏng như canh, súp, sữa….
- Tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ: Người cao tuổi bị viêm phổi cần được sống trong môi trường thoáng đãng, không ô nhiễm
- Luôn quan sát người bệnh:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt
Viêm phổi ở người già là tình trạng bệnh lý phổ biến, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện và tử vong ở nhóm đối tượng này. Khi thấy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, người cao tuổi cần đi thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.