Trầm cảm ở người cao tuổi là một rối loạn tâm trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể ở đối tượng này. Nhận biết và can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng để giúp người cao tuổi vượt qua căn bệnh này và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn
1. Biểu hiện trầm cảm ở người già
Xu hướng trầm cảm ở người lớn tuổi ngày càng tăng
Trầm cảm rất đa dạng, có những dạng xuất hiện nhiều các triệu chứng thực thể. Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại hoàn toàn không hề có cảm giác buồn, nhưng họ lại có các dấu hiệu khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt. Khi đi khám, bác sĩ khó mà xác định các triệu chứng này do bệnh thực thể gây ra hay là do bệnh trầm cảm.
Người cao tuổi có khả năng dễ bị trầm cảm hơn người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cho biết thêm có 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng của trầm cảm (1 – 2% bị trầm cảm điển hình). Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn so với những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, cô đơn. Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh thực thể như đái đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp…. Các chuyên gia ước tính ở những người cao tuổi có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể chiếm đến 20 – 35%.
2. Cách để nhận biết bệnh trầm cảm ở người cao tuổi?
Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số dấu hiệu quyết định mà cần phải chú ý.
Dấu hiệu quan trọng nhất của trầm cảm là những biến đổi về nhân cách.
Người bị trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự chú ý quan tâm, mất đi hứng thú đối với các hoạt động, đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý. Người cao tuổi bị trầm cảm thường có dấu hiệu tách khỏi các hoạt động xã hội. Dễ rơi vào trạng thái biệt lập, tự ti.
Các dấu hiệu khác bao gồm như mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng.
Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn trước, có thể khóc hay cảm giác muốn khóc.Họ thường có cảm giác lo lắng nhiều hơn, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định và tự trách mình.
Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại không hề nói gì về cảm giác của mình. Có thể họ cho rằng cảm giác đau khổ là biểu hiện bình thường của quá trình già hoá vì vậy họ nghĩ chẳng có gì đáng để phàn nàn, xem những cảm giác này là do bệnh tuổi già gây ra và chẳng có thể làm gì để thay đổi được.
3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi
Những sự kiện làm đảo lộn trong cuộc sống: về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng,.. đều là những nguyên nhân có thể tác động đến người cao tuổi.
- Yếu tố sinh lý, sinh hoá: các nhà khoa học cho rằng trầm cảm có thể do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi.Quá trình này diễn ra trong não người có tuổi và thuốc men sẽ điều chỉnh sự cân bằng của các chất hoá học này.
- Thuốc: thuốc dùng để chữa các bệnh cơ thể của người cao tuổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi.
- Uống rượu quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
- Các loại bệnh
- Thiếu hụt Vitamin trong chế độ ăn, ít vận động.
- Yếu tố di truyền: ở một số người trầm cảm có thể là một bệnh di truyền khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.
4. Làm gì khi người cao tuổi bị trầm cảm?
Người cao tuổi rất cần được chăm sóc điều trị kịp thời cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn.Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại, mọi suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là tư duy tích cực hơn về cuộc sống. Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm cần được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Để điều trị, cần phối hợp các phương pháp như hóa dược, liệu pháp tâm lý và điều biến não.
Nhân Ái hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức để chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm hiệu quả hơn . Để biết thêm các thông tin liên quan đến dịch vụ chăm sóc NCT hoặc cần tư vấn về các dịch vụ của Nhân ái hãy liên hệ hotline 0976 877 958 để nhận tư vấn và hỗ trợ nhé!