Khi chúng ta già đi, cơ thể lão hóa, các tĩnh mạch cũng không ngoại lệ. Lúc này các tĩnh mạch sưng và mở rộng – tình trạng này được gọi là suy giãn tĩnh mạch. Suy Giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi có thể dẫn đến các vấn đề khác về sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân (hay suy tĩnh mạch chi dưới) là bệnh lý đặc trưng của con người. Khi đứng hoặc ngồi lâu, lượng máu dồn xuống chân làm tăng áp lực thủy tĩnh trên hệ thống tĩnh mạch chân. Theo thời gian hệ thống van tĩnh mạch suy yếu, ứ trệ máu và gây giãn tĩnh mạch chân.
Khi đứng hoặc ngồi lâu, lượng máu dồn xuống chân làm tăng áp lực thủy tĩnh trên hệ thống tĩnh mạch chân. Theo thời gian hệ thống van tĩnh mạch suy yếu, ứ trệ máu và gây giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân: di truyền, béo phì, thay đổi nội tiết tố, đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động, sự thoái hóa do tuổi tác. Ban đầu suy tĩnh mạch chân chỉ có những biểu hiện nhỏ khiến người mắc phải chủ quan, nhưng lâu dần sẽ xuất hiện các biến chứng nặng nề, nếu không chữa trị kịp thời có nguy cơ đánh đổi bằng tính mạng.
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân: di truyền, béo phì, thay đổi nội tiết tố, đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động, sự thoái hóa do tuổi tác
Vì sao người cao tuổi dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Càng lớn tuổi cũng đồng nghĩa với việc nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị lão hóa theo thời gian. Một trong số đó là hệ thống tĩnh mạch. Ngoài tác động từ những yếu tố như đứng lâu, ngồi nhiều,…thì tuổi tác cũng là yếu tố góp phần hình thành nên bệnh giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi. Nếu như người bệnh có một lối sống thiếu lành mạnh thì quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.
Suy giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi sẽ làm sức khỏe giảm súc và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị cũng khó khăn hơn bởi sự hạn hế trong dùng thuốc do đi kèm nhiều bệnh lý nền. Do vậy việc có một lối sống lành mạnh, kết hợp mang vớ và dùng kem bôi vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh giãn tĩnh mạch cho người cao tuổi.
Cách khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Tập thể dục
Các hoạt động thể chất giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, có tác dụng hỗ trợ các tĩnh mạch ở chân đẩy máu trở lại tim. Từ đó, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
Tránh mặc quần áo bó sát
Quần áo bó sát có thể cản trở quá trình lưu thông máu, có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Sử dụng tất y khoa
Đây là những loại tất được chế tạo đặc biệt chỉ tạo áp lực lên chân và giảm tụ máu. Mặc dù nên tránh mặc quần áo bó sát, nhưng sử dụng tất y khoa vẫn an toàn và hiệu quả để giúp giảm đau và khó chịu.
Về chế độ ăn uống
Xem thêm bài viết: https://nhanaidaycare.vn/7-nguyen-tac-phong-benh-cho-nguoi-cao-tuoi-trong-mua-nang/
Nên tránh ăn quá nhiều muối vì nó có thể góp phần làm tăng huyết áp, do đó có thể ảnh hưởng đến tất cả các mạch máu trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cần tăng cường thực phẩm chứa kali, do kali giúp hạn chế khả năng giữ nước và giảm tác dụng của natri. Bạn có thể tăng lượng kali bằng cách tăng cường các thực phẩm như: Hạnh nhân, khoai tây, rau lá xanh và cá hồi… vào chế độ ăn uống.
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu flavonoid như bắp cải đỏ, trà, sô cô la đen và trái cây họ cam quýt… có thể góp phần làm cho máu lưu thông máu tốt hơn.
Bài tập nâng cao chân
Cách thực hiện: Gác chân lên gối cao khi nằm trên giường hoặc gác chân lên tường trong 10-15 phút sau khi tập thể dục hoặc đi bộ nhanh. Bài tập này có thể làm giảm áp lực của trọng lực lên các mạch máu và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
Xoa bóp
Xoa bóp nhẹ nhàng và đều đặn phần bắp chân, cẳng chân… hỗ trợ máu lưu thông qua các tĩnh mạch tốt hơn. Bạn có thể sử dụng dầu xoa bóp để xoa bóp hiệu quả.
Nguồn: Nhân Ái