Ký ức người lính: Hào hùng một thời thanh xuân

Ký ức người lính những ngày tháng hào hùng mà ông đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của ông Hồ Minh Đức, một cựu binh 83 tuổi, vẫn thường được kể lại tại Trung tâm Dưỡng lão Nhân Ái, . Ký ức ấy không chỉ là những nỗi đau và mất mát. Mà còn là những bài học sống đắt giá, một thời thanh xuân cháy bỏng tình yêu nước và lòng quả cảm.

Ông Đức – một cựu binh 83 tuổi

Ký ức người lính: Hào hùng một thời thanh xuân

Năm 1968, trong một lần thực hiện nhiệm vụ gỡ bom tại Sở Dầu, Hải Phòng, tiểu đội của ông đã phải đối mặt với tình huống sinh tử. Hai lần gỡ bom thành công. Nhưng cái giá phải trả là bốn người đồng đội đã hy sinh. Mỗi lần nhìn lại, ông Đức vẫn bùi ngùi nhớ về những người bạn đã nằm lại nơi chiến trường.

“Chúng tôi biết rằng nếu không tiếp tục gỡ bom, đồng đội sẽ không thể tiến lên bảo vệ lãnh thổ. Vậy nên, dù sợ, tôi vẫn tình nguyện nhận lệnh đến chiến trường Quảng Ninh”. Ông kể lại.

Nhiệm vụ tại Quảng Ninh: Đối mặt với quả bom 450kg

Nhiệm vụ tại Quảng Ninh là một thách thức lớn. Khi tiếp cận quả bom nằm sâu trong đầm lầy, ông Đức nhận ra đây là quả bom lớn nhất mình từng đối diện – nặng tới 450kg. Ông phất cờ ra hiệu cho đồng đội giữ khoảng cách an toàn. Rồi một mình tiến về phía quả bom với dây thừng buộc chặt quanh chân. Chỉ mang theo đôi tay trần và lòng quyết tâm.

Cảm giác mọi âm thanh dường như lặng đi. Từng chốt bom được ông gỡ bằng tất cả sự cẩn trọng. Vì ông biết rằng, chỉ cần một sơ suất nhỏ, không chỉ tính mạng của ông. Mà cả đồng đội cũng sẽ gặp nguy hiểm. Cuối cùng, khi chốt cuối cùng được tháo ra, ông giơ tay báo hiệu thành công.

Đồng đội hò reo, nhanh chóng kéo ông trở về. Đến khi an toàn, ông mới cảm nhận được chiếc dây thừng siết chặt vào chân mình đến mức tê dại. Khi tháo dây ra, chân trái của ông tím bầm. Và phải mất rất lâu mới hồi phục tuần hoàn bình thường.

Tinh thần đồng đội đáng ngưỡng mộ

Nhắc lại ký ức này, ông Đức vẫn không quên lời dặn dò đầy xúc động của người đồng đội đã buộc dây cho ông. “Bác buộc chặt vì sợ mày trẻ quá. Chẳng biết đã vợ con gì chưa. Nếu có chuyện gì, bác còn kéo mày về mà chôn cất!”

Ông cười kể. “Tôi chỉ biết bảo bác. ‘Bác ơi, quả bom to thế này mà nổ thì còn đâu để chôn nữa!’”

Buổi tối hôm đó, cả tiểu đội tổ chức một bữa ăn mừng nho nhỏ. Những đồng đội chưa kịp quen tên, mỗi người chia cho ông một chút thức ăn – đùi gà, miếng cá, chút cơm trắng. Ông Đức chia sẻ. “Ai cũng vui, không phải chỉ vì một quả bom được gỡ. Mà vì tất cả chúng tôi đều an toàn và biết rằng, việc làm ấy đã góp phần nhỏ bé bảo vệ đồng đội, bảo vệ quê hương.”

Những triết lý sống truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Giờ đây, giữa cuộc sống an yên ở Trung tâm Nhân Ái, ông Đức thường hồi tưởng lại những tháng ngày ấy như một thước phim quý giá. Ông cũng chia sẻ những triết lý sống mà mình đúc kết sau từng ấy năm chiến đấu:

“Hiểu mình, hiểu người, hiểu việc”. Sự thấu đáo và bình tĩnh là chìa khóa để vượt qua mọi thử thách.

“Dám đối diện với hiểm nguy thì đôi khi lại chính là con đường để sống. Còn trốn tránh có thể khiến ta đánh mất tất cả.”

Những kinh nghiệm, triết lý sống của ông là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ tương lai

Với ông Đức, những triết lý ấy không chỉ là hành trang trong chiến tranh. Mà còn là bài học giá trị cho thế hệ trẻ. Để sống một cuộc đời ý nghĩa và vững vàng trước mọi sóng gió.

Giờ đây, sống những năm tháng an nhàn tại Trung tâm Dưỡng lão Nhân Ái, ông Đức vẫn giữ tinh thần lạc quan và ký ức về những ngày hào hùng. Những câu chuyện như của ông không chỉ là kỷ niệm. Mà còn là bài học về lòng dũng cảm và tình yêu quê hương đất nước, truyền cảm hứng cho thế hệ sau.