Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất phổ biến hiện nay thường gặp ở người cao tuổi. Vậy người cao tuổi khi bị đái tháo đường có mức đường huyết bao nhiêu là ổn định ?Nhân Ai sẽ giới thiệu chi tiết về chỉ số đường huyết và các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ số này ở người cao tuổi.
1. Đái tháo đường là bệnh gì?
Đái tháo đường hay còn được gọi hơn là tiểu đường là một bệnh mãn tính biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể đang bị thiếu hụt do tuyến tụy không tiết đủ lượng Insulin hoặc tiết rất ít không đủ để cung cấp cho cơ thể hoạt động hoặc do cơ thể đề kháng với Insulin mặc dù cơ thể tiết đủ thậm chí thừa hậu quả cuối cùng dẫn đến tình trạng bị rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi tăng cao hay giảm nhiều đường huyết trong cơ thể là một trong những bệnh lý cần theo dõi đặc biệt là với người cao tuổi. Đường huyết ở người bình thường từ 4,0 – 5,6 mmol/l, từ 5,7 đến 6,9 là tiền đái tháo đường, trên 7 mmol/l là bị bệnh đái tháo đường.
Do người cao tuổi hệ thống điều hòa đường huyết kém nhạy bén hơn so với người trẻ vì vậy rất dễ xuất hiện triệu chứng tăng hoặc hạ đường huyết. Ngoài ra người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính đi kèm như tăng huyết áp, tăng mỡ máu nên nó ảnh hưởng đến đường máu.
2. Người cao tuổi nên duy trì mức đường huyết bao nhiêu là ổn định và phù hợp?
Mỗi người cao tuổi sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau nên không có mức lượng đường huyết gọi là ổn định chung. Bác sĩ khám và điều trị cho bệnh nhân sẽ là người xác định được ngưỡng này và quyết định chế độ điều trị phù hợp cho từng đối tượng cá thể thích hợp. Lượng đường trong máu người cao tuổi khỏe mạnh thông thường lúc đói (trước khi ăn) dưới 7 mmol/l và đường huyết sau khi ăn 2 giờ khoảng 10 – 11 mmol/l.
Đối với người cao tuổi có thể giữ mức đường huyết ổn định nhờ phương pháp điều trị bằng chế độ ăn, sinh hoạt và vận động phù hợp theo chỉ định của bác sỹ hướng dẫn.
Chế độ ăn uống phù hợp lành mạnh:
- Không được nhịn đói đặc biệt bữa sáng hoặc để cơ thể đói quá lâu.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong 1 ngày ( 3 bữa chính, 2 bữa phụ).
- Không uống bia rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.
Chế độ sinh hoạt luyện tập:
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục như yoga, đi bộ,… Đảm bảo ít nhất 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần.
- Cần theo dõi định kỳ, đi khám định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần.
Hy vọng với các thông tin Nhân Ái cung cấp sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về chỉ số đường huyết người cao tuổi và các phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường ở người già.