Bệnh Parkinson được biết tới là bệnh thoái hóa thần kinh với các dấu hiệu đặc trưng là run, cứng đờ, vận động chậm chạp. Đây là căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh nên chữa bệnh Parkinson đòi hỏi thời gian và sự kiên trì để có thể phục hồi chức năng vận động cho người bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bệnh Parkinson là bệnh gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa tiến triển của não, do các tế bào thần kinh chết dần, nên không thể sản sinh ra dopamine (chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác nhanh nhẹn, hưng phấn). Theo số liệu thống kê mới nhất, bệnh Parkinson đã trở thành bệnh lý thần kinh số hai trên thế giới sau bệnh Alzheimer, chiếm 2% dân số thế giới.
Người bệnh Parkinson có những triệu chứng chủ yếu như run tay chân khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, dáng đi không vững và dễ mất thăng bằng. Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện khác như viết chữ khó khăn, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp, mất ngủ kéo dài.
Nguyên nhân của bệnh Parkinson ở người cao tuổi là gì?
Nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn chưa được các nhà khoa học thống nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh mới đây đã khám phá ra nguyên nhân gây bệnh là do sự gia tăng một loại sóng đặc biệt trong não.
Xem thêm bài viết: https://nhanaidaycare.vn/benh-alzheimer-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua/
Ngoài ra, bệnh chỉ có thể kiểm chứng dựa vào các thông tin lâm sàng, không có một xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Thêm nữa, bệnh Parkinson tiến triển rất âm thầm, không có cảnh báo rõ ràng để người bệnh đề phòng.
Theo đó, bệnh Parkinson trở thành một căn bệnh mãn tính của người cao tuổi. Người bệnh xác định sống chung với bệnh trong suốt quãng đời còn lại, phải dùng các loại thuốc và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thích hợp để duy trì cuộc sống thường ngày.
Biến chứng của bệnh Parkinson ở người cao tuổi
Các biến chứng của bệnh phổ biến nhất bao gồm:
- Sa sút trí tuệ, lú lẫn, kém minh mẫn, không thể nhớ được những người thân xung quanh hay các sự việc đã – đang diễn ra.
- Nguy cơ té ngã cao, dẫn đến các chấn thương như gãy xương, đứt dây chằng, chấn thương sọ não,…
- Sụt cân, suy kiệt.
- Viêm phổi, khó thở.
- Nhiễm trùng đường tiểu, gây nên tình trạng nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết và dẫn đến tử vong.
Bên cạnh các biến chứng kể trên, người mắc bệnh Parkinson cũng có thể gặp các biến chứng khi sử dụng thuốc điều trị levodopa, chẳng hạn như dao động vận động, loạn động. Hầu hết người bệnh đều gặp tác dụng phụ của thuốc này do levodopa là một loại thuốc điều trị đặc trưng và phổ biến đối với bệnh nhân mắc bệnh.
Phương pháp phòng ngừa bệnh
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Parkinson do chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Một số biện pháp có thể áp dụng như:
- Bổ sung các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu flavonoid.
- Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D.
- Uống trà xanh hay cà phê giúp bổ sung caffeine hóa giúp ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, các hóa chất như thuốc trừ sâu.
- Hơn nữa, người cao tuổi cũng cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý 30 phút/ngày, để cơ thể trở nên linh hoạt hơn.
Bệnh Parkinson tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây nên những bất tiện trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng sống và gián tiếp làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, cần thăm khám sớm nếu có các triệu chứng bệnh.