Tuổi cao khiến nhiều người già có nguy cơ mắc một số bệnh răng miệng ở người cao tuổi, đặc biệt là rụng răng, răng xỉn màu, khô miệng,..Vì vậy, chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi cần đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng.
Tại sao người cao tuổi hay bị rụng răng?
Mặc dù men răng rất cứng nhưng một số thói quen có thể khiến cấu trúc men răng trở nên yếu đi, giòn và dễ vỡ rụng hơn. Dưới đây là một số lý do khiến người già hay bị rụng răng, mất răng hơn:
– Một phần của quá trình lão hoá răng
Khi con người già đi, tuỷ răng và các dây thần kinh cung cấp máu tới răng sẽ bị co lại, quá trình này khiến lượng chất lỏng di chuyển vào men răng suy giảm, từ đó khiến men răng bị khô yếu và dễ vỡ hơn.
Tuy nhiên đừng lầm tưởng rằng mất răng là điều bình thường khi già đi, điều này hoàn toàn không đúng. Chính xác là răng có thể hoàn toàn không bị rụng cho tới cuối đời, khi bạn biết cách chăm sóc sức khoẻ răng miệng đúng cách.
– Thiếu hụt canxi, chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng
Như bạn đã biết, canxi là một phần giúp răng chắc khoẻ hơn. Khi về già, lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được suy giảm khiến chất lượng răng kém hơn, răng trở nên yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh răng miệng ở người cao tuổi như sâu răng, viêm nha chu,…
– Thói quen chăm sóc răng miệng kém trong thời gian dài
Thói quen chăm sóc răng miệng từ hồi còn trẻ kém hoặc lơ là chăm sóc răng miệng khi về già có thể khiến răng bị suy yếu dễ rụng hơn nếu nhiễm khuẩn.
Cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách
Dù còn răng hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ khoảng 3-6 tháng/ lần, nhằm phát hiện sớm nhất và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có. Bên cạnh đó, người già cần chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà mỗi ngày. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách:
Đánh răng là cách tốt nhất phòng bệnh
Loãng xương, viêm khớp, và các vấn đề về cơ bắp hay chuyển động có thể làm cho việc đánh răng là một thách thức với người cao niên. Bàn chải đánh răng điện có thể là một trợ giúp rất lớn.
Đánh răng quan trọng hơn bất kỳ loại nước súc miệng nào. Bạn không thể thay thế đánh răng bằng súc miệng trong 4 phút để giữ cho răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bị sâu răng, bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa florua và kem đánh răng.
Thay đổi chế độ ăn uống
Cả canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng mà nhiều người lớn tuổi bị thiếu. Sự thiếu hụt của một trong hai dưỡng chất trên có thể gây chứng loãng xương, do đó có thể làm tăng nguy cơ bị mất răng. Bên cạnh việc bổ sung cả canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống, người cao tuổi cần lưu ý giảm lượng đường. Ăn quá nhiều đường với thói quen đánh răng kém có thể nhanh chóng dẫn đến các bệnh về răng.
Đối với người cao tuổi, các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể nói chung, cho răng, lợi nói riêng. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính một tiếng đồng hồ. Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa ăn, sau mỗi lần ăn phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất acid phá hủy men răng dẫn đến sâu răng.
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Người cao tuổi phải thường xuyên đi khám răng định kỳ
Xem thêm bài viết: https://vienduonglaonhanai.vn/top-5-cach-cham-soc-nguoi-gia-om-nhanh-hoi-phuc/
Tuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng lại càng được đặt lên hàng đầu. Người cao tuổi nên có kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi 60. Những răng bị sâu nên trám lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Vì càng lớn tuổi sức khỏe càng kém việc đi lại khó khăn, nên điều trị nha khoa triệt để là điều cần thiết ở giai đoạn này. Người cao tuổi cũng nên kiểm tra răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, nhất là bệnh về lợi ở người cao tuổi có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.
Nâng cao nhận thức sức khỏe răng miệng
Sức khỏe răng miệng kém là một vấn đề y tế công cộng ngày càng tăng ở những người nghỉ hưu, những người già. Các chuyên gia y tế cũng khẳng định, sức khỏe răng miệng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, sự cần thiết nâng cao nhận thức của người cao tuổi về sức khỏe răng miệng để phòng ngừa nguy cơ mắc những căn bệnh khác.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nhân Ái chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa