Suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… Có khá nhiều nguyên nhân gây nên như do tuổi tác, thiếu hụt chất dinh dưỡng, nghiện chất kích thích, hay do bệnh tật, ảnh hưởng của stress, trầm cảm, lo âu Vì vậy, việc đẩy lùi hay ngăn ngừa bệnh là rất quan trọng và cần thực hiện sớm.
Cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi
Rèn luyện thể lực
Duy trì tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… từ 30 – 45 phút mỗi ngày và không quá 5 buổi/tuần giúp điều hòa lượng máu lưu thông đi khắp cơ thể, trong đó có não. Nhờ vậy, giúp cải thiện trí nhớ, cơ thể cũng dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
Xem thêm bài viết:https://nhanaidaycare.vn/top-6-thuc-pham-tang-cuong-tri-nho-cho-nguoi-cao-tuoi/
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là khoảng thời gian để não bộ nghỉ ngơi, tái tạo lại các tế bào thần kinh và duy trì trí nhớ khỏe mạnh. Vì vậy, người cao tuổi cần duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ sâu và đủ giấc.
Tập thể dục cho não
Não bộ cũng giống như cơ bắp, cần được rèn luyện thường xuyên thì mới khỏe mạnh. Để cải thiện trí nhớ, người cao tuổi có thể “tập thể dục” cho não bằng cách, học giải ô chữ, chơi nhạc cụ, chơi cờ hay đơn giản là thay đổi tuyến đường đi bộ mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ dưỡng chất là cách giúp người cao tuổi cải thiện chứng suy giảm trí nhớ. Người cao tuổi nên hạn chế ăn mỡ động vật bão hòa nhiều cholesterol như nội tạng, thịt mỡ. Thay vào đó nên bổ sung các loại cá, các loại hạt như hạnh nhân, chia, hạt lanh, hạt óc chó, hạt điều…, tăng cường rau quả tươi và sử dụng dầu thực vật để chế biến các món ăn.
Tích cực giao tiếp xã hội
Người cao tuổi rất dễ cảm thấy cô độc lúc tuổi già và suy giảm trí nhớ. Vì thế, người cao tuổi nên dùng thời gian rảnh tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ, hoạt động tình nguyện ở địa phương, duy trì mối quan hệ với bạn bè lâu năm, giao tiếp với hàng xóm thay vì ở nhà một mình.